image advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
HIỆU QUẢ TỪ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
Lượt xem: 310

Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) là giải pháp then chốt, tạo đột phá nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả lao động. Những năm qua, Đảng bộ huyện Thạch An đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, đề án của tỉnh, của huyện về phát triển nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

 

Ứng dụng KHKT trong sản xuất chế biến Thạch đen tại cơ sở sản xuất Thạch đen Lê Thùy

Từ năm 2020 đến nay, huyện đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án số 21 - ĐA/TU, ngày 30/8/2019 của Tỉnh Ủy về nông nghiệp thông minh của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; chương trình trọng tâm số 02 - CTr/HU, ngày 05/8/2020 của Huyện ủy về phát triển Nông Lâm nghiệp hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm Nông nghiệp của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020 - 2025. Huyện đã triển khai nhiều hoạt động phổ biến KHKT, mở các lớp tập huấn chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp; phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp triển khai các dự án, ứng dụng tiến bộ KHKT vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.

 

 

Cơ sở chế biến đang cho Thạch ra hộp (Ảnh: Lê Thùy)

Huyện đã tổ chức được 25 lớp tập huấn sản xuất an toàn và cấp mã vùng trồng Thạch đem với sự tham gia của 750 hộ dân tại các xã vùng trồng cây Thạch đen và các hộ thu gom, kinh doanh cây Thạch đen, xây dựng 136 mã vùng trồng Thạch đen để xuất khẩu tại 9 xã trên địa bàn. Các ứng dụng KHKT được triển khai và có những kết qủa bước đầu đáng khích lệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của địa phương như: Dự án khoa học “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ Lạc vùng miền núi tỉnh Cao Bằng” tại xã Lê Lai; Dự án ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất Lê vàng Đông Khê tại xã Lê Lợi. Hiện nay cây Lê Đông Khê và Thạch đen Thạch An đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt nam. Việc cấp giấy chứng nhận đã bảo tồn nguồn giống bản địa, quảng bá sản phẩm, bảo tồn giá trị văn hóa, từ đó góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc trồng và kinh doanh sản phẩm Lê, Thạch đen hướng tới thị trường trong và ngoài nước, đưa cây Lê, cây Thạch đen trở thành cây chủ lực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với trồng trọt, huyện còn chú trọng ứng dụng KHKT vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sang chăn nuôi gia súc theo mô hình theo mô hình gia trại, trang trại, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện chuyển giao KHKT để nâng cao chất lượng đàn gia súc. Dự án trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm cho năng xuất, chất lượng cao được thực hiện tại xã Lê Lợi có quy mô 0,53ha, công xuất thiết kế 2.500 con lợn thịt/lứa, đã giúp bà con nông dân tiếp cận KHKT mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi của địa phương.

Bên cạnh đó huyện còn đẩy mạnh việc tư vấn, hỗ trợ các nhóm đồng sở thích, tổ hợp tác thành lập hợp tác xã (HTX); vận động người dân, HTX, doanh nghiệp tham gia các chương trình dự án nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao. Từ năm 2020 đến tháng 3/2022, huyện có 04 HTX được thành lập, nâng tổng số HTX trên địa bàn lên 26 HTX. Các hợp tác xã đã giữ vai trò chủ đạo trong mối liên kết giữa hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của huyện.

Các mô hình chuyển giao KHKT được triển khai, nhân rộng trên địa bàn huyện đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ 15 đến 20% so với diện tích sản xuất nông nghiệp truyền thống. Các mô hình ứng dụng hiệu quả KHKT ngày càng nhân rộng đã góp phần quan trọng tạo nền tảng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.

 

Nông Anh Văn - (Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện Ủy Thạch An)


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN THẠCH AN
Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Ngô Thế Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An
Địa chỉ: Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng
Email: vanphongta@caobang.gov.vn - Điện thoại: 0206.3840.081
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử huyện Thạch An (hoặc https://thachan.caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang